Bắt đầu cho bé ăn dặm, chắc chắn mẹ sẽ đắn đo khi lựa chọn các loại thực phẩm chế biến món ăn cho con. Vậy thì 10 loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp mẹ có những gợi ý thực sự phù hợp trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng.
#1 Khoai lang
Khoai lang là một loại củ quen thuộc trong chế độ ăn của người Việt. Và với chế độ ăn dặm của các bé cũng không ngoại lệ. Bên cạnh thành phần dinh dưỡng dồi dào, khoai lang có vị ngon ngọt, dễ ăn nên được nhiều bé yêu thích.
Thành phần dinh dưỡng
Khoai lang là một trong những thực phẩm giúp bổ sung nguồn năng lượng rất tốt cho cơ thể. Đó là nhờ đến hàm lượng tinh bột cao cùng một số loại đường đơn như glucose, fructose, sucrose và maltose. Hàm lượng chất xơ dồi dào cũng là một trong những ưu điểm nổi trội của loại thực phẩm này. Thông thường một củ khoai lang kích cỡ trung bình có khoảng 3.8g chất xơ. Tuy nhiên, hàm lượng chất đạm lại chỉ khoảng 2g.
Bên cạnh đó, khoai lang còn là nguồn thực phẩm giúp bổ sung lượng lớn các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đó là beta caroten (tiền vitamin A), vitamin C, E, B5, B6… Các khoáng chất như kali, mangan,…
Lợi ích của khoai lang đối với sự phát triển của bé
Với những giá trị dinh dưỡng như trên, khoai lang mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và sự phát triển của bé.
- Bổ sung năng lượng, giúp bé khỏe mạnh và đủ năng lượng cho các hoạt động trong ngày. Đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, hạn chế tình trạng táo bón.
- Phòng ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin A ở trẻ. Tăng cường đề kháng và giúp bé có một mắt khỏe mạnh.
- Tăng cường khả năng trao đổi chất trong cơ thể, giúp cơ thể bé luôn khỏe mạnh và phát triển vượt trội.
Lưu ý khi cho bé ăn khoai lang
Là một loại thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng vậy nên mẹ có thể cho bé ăn khoai lang ngay từ khi bắt đầu ăn dặm. Mẹ có thể xay, nghiền hoặc rây nhuyễn với các món cháo, bột để bé dễ ăn. Tuy nhiên đối với các bé ăn dặm tự chỉ huy (blw), mẹ nên cho bé ăn khoai lang khi bé đã nuốt tương đối tốt. Bởi khoai lang luộc hoặc hấp khi ăn dễ bị bứ cổ, bé ăn dễ bị nghẹn.
Có thể mẹ cần: Ăn dặm tự chỉ huy là gì? Chia sẻ từ A đến Z cho mẹ
#2 Yến mạch, siêu thực phẩm trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Đây là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và đặc biệt tốt cho sự phát triển của bé.
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu chất xơ, các vitamin nhóm B, các khoáng chất, yến mạch luôn là lựa chọn hàng đầu của mẹ trong chế độ ăn dặm của các bé.
Thành phần và công dụng của yến mạch đối với sự phát triển của bé
Một vài lưu ý khi sử dụng yến mạch cho bé ăn dặm
- Mẹ có thể sử dụng yến mạch đế chế biến các món ăn dặm cho bé ở mọi độ tuổi. Các món cháo, bột, bánh yến mạch đều rất thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Hoặc sữa yến mạch cũng là lựa chọn hoàn hảo cho chế độ ăn của bé.
- Chọn yến mạch phù hợp với độ tuổi của bé. Có rất nhiều loại yến mạch: bột yến mạch, yến mạch cán vỡ, yến mạch nguyên hạt,… Với các bé mới bắt đầu ăn dặm, bột yến mạch hoặc yến mạch cán vỡ có lẽ sẽ phù hợp hơn.
- Chọn mua yến mạch nguyên chất, chất lượng tại các nhãn hàng uy tín.
Gợi ý cho mẹ: 10 Công Thức Cháo Yến Mạch Cho Bé Dưới 1 Tuổi Ăn Dặm
#3 Bông cải xanh
Bổ sung bông cải xanh vào thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng là cách tuyệt vời để mẹ tăng cường hàm lượng dinh dưỡng cho bữa ăn của bé.
Lợi ích của bông cải xanh đối với sự phát triển của bé
Không phải ngẫu nhiên mà bông cải xanh được coi là một siêu thực phẩm trong chế độ ăn của các bé. Với giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng các vitamin và khoáng chất dồi dào, loại rau này sẽ góp phần hỗ trợ phát triển thể chất, não bộ và cải thiện hệ miễn dịch cho bé một cách hiệu quả. Một số thành phần dinh dưỡng nổi trội gồm:
- Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé, bảo vệ bé trước các tác nhân gây bệnh. Đồng thời chất Sulforaphane có trong bông cải xanh cũng giúp làm chậm sự suy giảm hệ thống miễn dịch trong cơ thể bé.
- Hàm lượng lớn vitamin K hỗ trợ phát triển não bộ cho bé, tăng cường khả năng nhận thức và ghi nhớ.
- Beta carotene cho đôi mắt bé sáng và phòng ngừa các bệnh về mắt.
- Hàm lượng chất xơ dồi dào hỗ trợ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón cho bé.
- Bông cải xanh cũng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp bảo vệ sức khỏe bé một cách toàn diện hơn.
Mẹ có thể chế biến được rất nhiều món ăn từ loại rau này cho bé. Ví dụ như súp bông cải xanh, bông cải xanh xào thịt bò, hay đơn giản là hấp luộc… đều cho hương vị rất thơm ngon.
Bông cải xanh bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ
#4 Bí đỏ, lựa chọn hàng đầu trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Không chỉ có màu sắc đẹp, vị ngon ngọt hấp dẫn, bí đỏ còn được coi là một siêu thực phẩm cho bé nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao.
Giá trị dinh dưỡng và những lợi ích của bí đỏ đối với sức khỏe bé
- Bí đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa với những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Cụ thể như vitamin C, E phong phú giúp tăng cường khả năng miễn dịch, phòng tránh bệnh tật, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm. Beta Carotene bảo vệ đôi mắt, giúp mắt bé luôn sáng khỏe. Đồng thời đây cũng là một loại chất giúp tăng cường đề kháng cho bé.
- Bí đỏ có chứa nhiều kẽm, khoáng chất có tác dụng kích thích trẻ ăn ngon, tăng cường đề kháng cơ thể.
Lưu ý khi cho bé ăn bí đỏ
Mặc dù bí đỏ giàu dinh dưỡng và thơm ngon, xong mẹ nên chú ý một vài vấn đề sau khi bổ sung thực phẩm này vào thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng.
- Không nên cho bé ăn quá nhiều bí đỏ. Khi ăn nhiều lượng beta carotene sẽ tích tụ ở trên tầng biểu bì da. Cụ thể ở các vị trí mặt, mũi, trán, lòng bàn tay, bàn chân và làm nước da ở những vùng này chuyển sang màu vàng.
- Không nên hầm ninh bí đỏ quá lâu bởi sẽ làm mất đi lượng vitamin
Gợi ý cho mẹ: Bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi loại nào tốt? 6 loại bột của thương hiệu uy tín mẹ nên chọn
#5 Cà rốt
Tương tự, cà rốt cũng là một siêu thực phẩm trong chế độ ăn dặm của các bé.
Công dụng của cà rốt đối với sức khỏe bé
- Cà rốt cũng là loại củ chứa hàm lượng beta carotene khá dồi dào. Chất này rất tốt cho thị lực của trẻ, đặc biệt là ngăn ngừa nguy cơ gây thoái hóa điểm vàng. Kết hợp với lượng vitamin A giúp cho đôi mắt của bé sáng hơn, cải thiện thị lực và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt.
- Lượng chất xơ dồi dào, tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa chứng táo bón ở trẻ.
- Canxi và các khoáng chất khác trong cà rốt hỗ trợ hệ xương răng chắc khỏe. Bé phát triển khỏe mạnh và cao lớn
Lưu ý khi bổ sung cà rốt trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Tương tự như bí đỏ, mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều cà rốt. Bởi vì:
- Hàm lượng beta carotene cao sẽ là nguyên nhân gây vàng da ở trẻ nếu ăn quá nhiều loại thực phẩm này.
- Lượng chất xơ nếu bổ sung quá nhiều sẽ gây cản trở cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng như canxi, kẽm, sắt. Từ đó dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong cơ thể bé.
- Bé dễ gặp phải tình trạng đầy hơi do tiêu thụ hàm lượng chất xơ lớn.
Cà rốt – siêu thực phẩm trong thực đơn ăn dặm cho bé
#6 Cải xoăn Kale
Cải xoăn Kale mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại rau này giàu sắt và vitamin có tác dụng rất tốt trong phòng ngừa bệnh ung thư. Ngoài ra loại cải này cũng rất tốt cho hệ tim mạch nhờ hàm lượng vitamin dồi dào. Riêng đối với trẻ nhỏ cải xoăn kale sẽ có những công dụng sau:
- Chất xơ trong cải xoăn tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
- Cải xoăn cũng bổ sung một lượng omega 3 đáng kể cho cơ thể, rất tốt cho sự phát triển trí não bé. Bên cạnh đó là Alpha Linolenic acid, một chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe.
- Cải xoăn cũng chứa một lượng canxi đáng kể, hỗ trợ phát triển hệ xương răng cho bé.
Mặc dù giàu dinh dưỡng, xong cải xoăn kale lại có hương vị không dễ ăn. Vậy nên mẹ hãy bắt đầu với một lượng nhỏ để bé làm quen dần. Hoặc sử dụng bột cải kale cho thêm vào món cháo, cơm hay bánh cũng là một gợi ý khá hay để mẹ tham khảo.
#7 Quả bơ
Khi nói đến các loại trái cây trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng chắc chắn khó có thể bỏ quả bơ. Bơ là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, hương vị thơm ngon, dễ ăn nên được rất nhiều mẹ bỉm lựa chọn.
Lợi ích của quả bơ đối với sự phát triển của bé
- Bơ là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng acid béo omega 3 khá cao. Chất này có tác dụng rất tốt trong phát triển hệ thần kinh trung ương của bé. Nếu bé được ăn bơ từ ngay khi bắt đầu ăn dặm sẽ giúp phát triển trí não, tăng cường trí nhớ cho bé hiệu quả.
- Kali cũng là một khoáng chất tiêu biểu trong quả bơ. Thậm chí lượng kali trong quả bơ còn cao hơn cả lượng kali trong quả chuối. Nhờ vậy giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé.
- Bơ cũng chứa nhiều chất béo có lợi cho cơ thể (cụ thể là chất béo bão hòa đơn, không chứa cholesterol). Vì vậy đây cũng là gợi ý tuyệt vời trong thực đơn ăn dặm cho bé tăng cân.
- Ngoài ra, quả bơ còn giúp bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể như vitamin E, B5, B6, C, K… folate, chất xơ. Chó bé ăn quả bơ ngay từ khi bắt đầu ăn dặm giúp tăng cường đề kháng, phòng tránh nhiều loại bệnh.
Mẹ lưu ý gì khi cho bé ăn dặm với quả bơ?
- Không cho trẻ ăn quá nhiều bơ. Sử dụng nhiều bơ có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, gây tình trạng chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu… Hơn nữa lượng collagen lớn trong bơ không được tiêu thụ hết có thể gây ảnh hưởng đến gan. Mẹ chỉ nên cho bé ăn từ 2 đến 3 lần mỗi tuần.
- Nên bắt đầu cho bé ăn bơ với một lượng nhỏ để phòng ngừa tình trạng dị ứng.
- Thời điểm thích hợp để cho bé ăn bơ là vào buổi sáng.
\Quả bơ giúp bổ sung các acid béo và nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể
#8 Quả chuối
Chuối cũng là một siêu thực phẩm mẹ khó có thể bỏ qua trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi.
Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của quả chuối đối với bé
- Trong quả chuối có chứa các loại đường có lợi cho cơ thể như Saccarose, fructose, glucose. Vì vậy loại quả này sẽ giúp bổ sung năng lượng lành mạnh cho các bé. Cụ thể một quả chuối cung cấp từ 100 đến 110 calories. Vậy nên chuối rất thích hợp để mẹ bổ sung cho bé vào các bữa phụ, bữa xế. Phù hợp với những bé hiếu động thích chạy nhảy…
- Các thành phần như prebiotic, chất xơ, vitamin và khoáng chất trong quả chuối sẽ giúp tăng hệ miễn dịch đường ruột. Vì vậy ở thời điểm bắt đầu ăn dặm, cho bé ăn loại quả này sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, thức ăn tiêu hóa tốt hơn, đường ruột khỏe mạnh hơn.
- Trong quả chuối cũng chứa nhiều beta carotene, vitamin E, và Lutein. Đây đều là những chất rất tốt cho mắt, hạn chế các bệnh liên quan đến mắt như cận thị, thoái hóa điểm vàng…
- Ngoài ra, loại quả này cũng cung cấp nhiều dưỡng chất khác cho cơ thể như Magie, mangan, sắt, folate… hỗ trợ toàn diện hơn cho sự phát triển của bé.
Lưu ý khi cho bé ăn chuối
- Không nên cho bé ăn quá nhiều bởi có thể dẫn đến tình trạng sâu răng, tiểu đường… do hàm lượng đường cao.
- Khi bé bị cảm, ho hoặc tiêu chảy mẹ không nên cho bé ăn chuối.
#9 Sữa chua
Lợi ích của sữa chua đối với sự phát triển của bé
- Cho bé ăn dặm với sữa chua là cách mẹ bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa của bé một cách an toàn. Từ đó giúp bé tiêu hóa tốt, ăn ngon, tăng cường miễn dịch đường ruột, bảo vệ sức khỏe bé tốt hơn.
- Trong sữa chua cũng chứa hàm lượng vitamin D, canxi khá cao. Đây là những thành phần quan trọng cho sự phát triển hệ xương, răng của bé, giúp xương chắc khỏe, phát triển chiều cao.
Lưu ý khi cho bé ăn sữa chua
- Nên bắt đầu cho bé ăn sữa chua không đường hoặc loại sữa chua dành riêng cho trẻ em.
- Cho bé ăn sữa chua vào buổi tối, sau bữa ăn khoảng 30p sẽ giúp cho việc hấp thụ canxi trở nên hiệu quả hơn
Ăn sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn tốt cho đường ruột
#10 Phô mai
Bên cạnh sữa chua, phomai cũng là thực phẩm vàng trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi.
Lợi ích của phomai đối với trẻ
- Phomai là một thực phẩm có hàm lượng canxi rất cao. Vậy nên bổ sung phomai vào chế độ ăn dặm sẽ giúp xương chắc khỏe và hỗ trợ sự phát triển của răng.
- Protein, vitamin D, vitamin B12, kẽm,… trong phomai cũng hỗ trợ rất tốt cho quá trình phát triển thể chất của bé những năm đầu đời.
- Phomai cũng là nguồn bổ sung năng lượng để bé thoải mái với các hoạt động mỗi ngày.
Mẹ lưu ý gì khi cho bé ăn phomai?
- Khi bắt đầu ăn dặm, mẹ nên chọn phomai tách muối sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bé.
- Cho bé ăn với một lượng ít và tăng dần, quan sát bé để có thể nhận biết dấu hiệu dị ứng nếu có.
- Nên chọn phomai được làm từ sữa tiệt trùng.
Có thể mẹ cần: Cách cho bé ăn dặm lần đầu theo từng phương pháp
Kết luận
Như vậy trên đây là 10 loại thực phẩm bổ dưỡng nên có trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Hãy tham khảo và chế biến những món ăn bổ dưỡng từ những siêu thực phẩm trên đây để có được những thực đơn đầy dinh dưỡng cho bé.